Tiếng Việt
French

Tọa đàm “Kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ”: Giám đốc Văn phòng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Pháp ngữ và Tham tán Hợp tác và hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp giao lưu với giảng viên và sinh viên Khoa Pháp

Ngày 20/01/2021, tại Hội trường Vũ Đình Liên – Khoa NN&VH Pháp, Ngài Chékou Oussouman – Giám đốc Văn phòng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Ngài Étienne Rolland-Piègue – Tham tán Hợp tác và hoạt động Văn hóa, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã có buổi trò chuyện với giảng viên và sinh viên QH2018, QH2019 Khoa NN&VH Pháp với chủ đề “Kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ” (La Francophonie économique).

1

Mở đầu buổi giao lưu, Thầy Đinh Hồng Vân – Trưởng khoa NN&VH Pháp đã có bài phát biểu giới thiệu hai vị khách mời, thể hiện tinh thần hữu nghị hợp tác giữa Tổ chức Pháp ngữ, Đại sứ quán Pháp và Trường ĐHNN – ĐHQGHN và trình bày lý do, mục đích tổ chức buổi giao lưu.

2

Thầy Đinh Hồng Vân – Trưởng khoa NN&VH Pháp

Tiếp đó, Ngài Étienne Rolland-Pìègue mở đầu bài phát biểu bằng những phân tích về bối cảnh kinh tế Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ từ trước đến nay, những thuận lợi và khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải, đồng thời nêu ra những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục tình hình. Đặc biệt, Ngài Tham tán nhấn mạnh về tầm quan trọng của tiếng Pháp trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với các nước trong khối Pháp ngữ và nêu lên 3 tiêu chí chủ đạo của Việt Nam trong hội nhập quốc tế là: văn hoá, chính trị và kinh tế.

3

Ngài Étienne Rolland-Pìègue – Tham tán Hợp tác và hoạt động Văn hóa,

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam

Bàn về lý do và động lực giúp các bạn sinh viên học tiếng Pháp, Ngài Rolland-Pìègue lấy minh chứng cụ thể là các chương trình học tập, trao đổi của trường ĐHNN với các trường đại học ở Pháp nhằm mục đích phát triển năng lực ngoại ngữ, khuyến khích việc học tâp và sử dụng tiếng Pháp trong thời gian tới, giúp các bạn sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận thị trường lao động có sử dụng tiếng Pháp trong tương lai. Pháp cũng là đất nước đứng thứ 2 về việc tiếp nhận sinh viên Việt Nam. Cuối cùng, Ngài Tham tán cũng đưa ra những chiến lược thúc đẩy, phát triển và hội nhập nền kinh tế Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ.

3.1

Tiếp đó, Ngài Chékou Oussouman trình bày về lịch sử mối quan hệ của Việt Nam với  Cộng đồng Pháp ngữ, vấn đề ngoại giao, khả năng kết nối giữa các nước và những dự án hợp tác trong tương lai.

4

Ngài Chékou Oussouman – Giám đốc Văn phòng Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ

Đầu tiên, Ngài Oussouman giới thiệu tổng quan về Cộng đồng Pháp ngữ, về vai trò của Việt Nam trong khối Pháp ngữ từ năm 1997, khi Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ tại Hà Nội cho đến nay, đồng thời bàn về những thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế trong tương lai.

Về ngoại giao, Ngài đã đưa ra 6 lĩnh vực hợp tác trọng tâm của các nước Pháp ngữ. Đó là giáo dục; chính trị đa phương; mạng lưới Pháp ngữ; hòa bình, hợp tác phát triển bền vững; kinh tế và giao thương; thể dục thể thao.

Trong lĩnh vực hợp tác , Ngài nhấn mạnh các phương diện: thương mại – tài chính – kĩ thuật số – truyền thông và viễn thông.

Cuối cùng, Ngài Oussouman điểm qua kế hoạch phát triển trong năm 2021-2022. Ba lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu là việc làm, giáo dục và môi trường. Tiếp đến là ba lĩnh vực hành động: khởi nghiệp, xã hội và giáo dục. Cuối cùng là ba phương diện chính mà tổ chức OIF hướng đến: giáo dục, văn hoá và khởi nghiệp.

Kết thúc chương trình là phần giao lưu vô cùng sôi nổi với phần hỏi đáp cùng các sinh viên, giảng viên khoa Pháp, với những thông tin thiết thực và hữu ích, giúp các bạn sinh viên phần nào hiểu thêm về kinh tế Cộng đồng Pháp ngữ và chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết khi bước vào thị trường lao động trong tương lai.

56

                                                  Bài: Chu Huy Nam & Nguyễn Thu Thủy – 18F1.BP1

                                                    Ảnh: Bùi Mai Ly, Lê Thị Bảo Nhung

Bài viết liên quan
FacebookTwitterGoogle+Google Gmail