Tiếng Việt
French

Tọa đàm “Đổi mới sáng tạo – Nghiên cứu khoa học – Khởi nghiệp của sinh viên”

Ngày 27/01/2021, tại Hội trường Vũ Đình Liên, Khoa NN&VH Pháp đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Nghiên cứu khoa học – Khởi nghiệp của sinh viên” (ĐMSTNCKH KN) nhằm phổ biến « Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động ĐMSTNCKH KN của sinh viên Trường ĐHNN – ĐHQG HN giai đoạn 2020-2025 », « Quy định hoạt động ĐMSTNCKH KN của sinh viên Trường ĐHNN – ĐHQG HN giai đoạn 2020-2025 », đồng thời định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động này trong năm học 2020-2021. Buổi tọa đàm có sự tham dự của Đại diện Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên và sinh viên các khóa QH2017, QH2018, QH2019.

capture-20210207-220039

Mở đầu buổi tọa đàm, Cô Nguyễn Thùy Linh – Trợ lý NCKH Khoa đã hướng dẫn cho sinh viên về quy trình đăng ký, xét duyệt và đánh giá đề tài ĐMST – NCKH – KN.

1

Nếu như ở những năm học trước, các bước đăng ký đề tài, chọn giáo viên hướng dẫn và trình bày báo cáo được thực hiện tại đơn vị Khoa, sau đó các đề tài xuất sắc nhất sẽ tham gia báo cáo cấp Trường thì từ năm học 2020 – 2021, quy trình này sẽ do Ban chỉ đạo và Văn phòng đề án FIRE quản lý.

Không còn giới hạn về mặt thời gian, sinh viên có thể đăng ký thực hiện đề tài vào bất cứ thời điểm nào trong năm bằng cách điền vào Biểu mẫu đăng ký đề tài Đổi mới sáng tạo: https://forms.gle/mo593zMSs2V4QhZT hoặc tải biểu mẫu đăng ký tại địa chỉ: https://bit.ly/3lKxgtY và nộp về Văn phòng Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên, phòng 211 nhà A4 ĐHNN. 

Văn phòng Đề án sẽ tổng hợp các đăng ký và trình Ban chỉ đạo xét duyệt vào ngày 25 hàng tháng và cứ 3 tháng một lần, Ban chỉ đạo Đề án sẽ thành lập hội đồng nghiệm thu và chấm điểm các đề tài đã hoàn thành để trao giải tại FIRE Day (cuối tháng 3 hàng năm).

4

Đối với nội dung các đề tài ĐMST – NCKH – KN, Đề án FIRE khuyến khích sinh viên sử dụng bài tập lớn trong các môn học để phát triển thành các đề tài, đề cao việc sinh viên dám lên ý tưởng, dám thực hiện ý tưởng cũng như những kỹ năng, kiến thức các bạn học được từ việc thực hiện các công trình, đề tài. Đặc biệt, sinh viên sẽ luôn được Nhà trường và Khoa tạo điều kiện tối đã và giúp đỡ về mọi mặt để phát triển và thực hiện các đề tài nghiên cứu hay dự án sáng tạo khởi nghiệp của mình.

Một điểm mới nữa trong Đề án FIRE là mô hình “Trợ lý nghiên cứu”. Mô hình này cho phép sinh viên cùng tham gia vào các đề tài NCKH của các Thầy Cô để từ đó học hỏi được kinh nghiệm và thêm kiến thức. Nhà trường và Khoa khuyến khích giảng viên cho phép sinh viên tham gia vào quá trình nghiên cứu bằng cách đăng ký Tìm trợ lý nghiên cứu qua đường link: https://forms.gle/PPgBEsKwaQDkhmLV8

Trong phần hai của buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Đình Bình đã chia sẻ và trao đổi với sinh viên về một số vấn đề liên quan đến NCKH. Cụ thể, Thầy nêu lên các bước cơ bản để thực hiện một công trình NCKH hoàn chỉnh: chuẩn bị nghiên cứu (giới hạn chủ đề, cách tìm kiếm thông tin và tra cứu tài liệu, lập kế hoạch nghiên cứu); triển khai nghiên cứu; đánh giá kết quả nghiên cứu (làm báo cáo tổng kết, nêu lên tác động của bài nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu đặt ra).

3bda46376fb09feec6a118

Thầy cũng giới thiệu sơ qua về hai phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản nhất: nghiên cứu hành động và nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể và thực tế liên quan đến hai phương pháp này. Thầy khuyến khích sinh viên tận dụng tối đa công nghệ thông tin và các công cụ tìm kiếm thông minh nhằm thu thập được những tài liệu quan trọng và hữu ích cho bài nghiên cứu. Kết thúc phần phát biểu, Thầy Trần Đình Bình động viên và chúc các sinh viên có một mùa nghiên cứu khoa học thành công tốt đẹp.

Tiếp nối buổi tọa đàm, các bạn sinh viên đã được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm làm NCKH của Nguyễn Thị Minh Nguyệt & Nguyễn Thụy Trà My – hai sinh viên năm 4 khoa NN&VH Pháp đã có thành tích đáng biểu dương qua 2 năm làm NCKH : giải Nhì NCKH SV cấp Khoa và giải Ba NCKH SV cấp Trường năm 2018-2019 ; giải Nhất NCKH SV cấp Khoa năm học 2019 – 2020. Minh Nguyệt và Trà My đã chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn cùng cách khắc phục khi tham gia làm NCKH. Bên cạnh đó, hai bạn đã giới thiệu về bố cục, cách làm một bài NCKH hoàn chỉnh và đạt đủ các tiêu chí đề ra.

23

Kết lại buổi tọa đàm là phần hỏi – đáp rất sôi nổi của sinh viên và các Thầy Cô. Thầy và Trò Khoa Pháp đã cùng nhau trao đổi cụ thể về những điểm mới xoay quanh ĐMST – NCKH – KN của sinh viên.

83cf3e2317a4e7fabeb511

9b0824f60d71fd2fa46014

7368b999901e6040390f13

Thông qua buổi tọa đàm với những thông tin thiết thực, sinh viên nắm được rõ Đề án và Quy định về ĐMST – NCKH – KN của sinh viên được áp dụng từ năm học 2020 – 2021 và hiểu thêm về các bước làm một bài NCKH hoàn chỉnh cũng như tiếp thu được những kinh nghiệm quý giá từ các Thầy Cô và các bạn sinh viên khóa trước.

Bài: Nguyễn Thị Thu Thủy & Chu Huy Nam – Sinh viên lớp 18F1.BP1

Ảnh: Bùi Mai Ly, Lê Thị Bảo Nhung

Bài viết liên quan
FacebookTwitterGoogle+Google Gmail