Tiếng Việt
French

SINH VIÊN QH2020 KHOA NN&VH PHÁP VỚI TỌA ĐÀM “ĐỊNH HƯỚNG CÁC NGHỀ TRONG NGÀNH DU LỊCH”

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động trải nghiệm của sinh viên QH2020 Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp với môn học “Nhập môn khoa học du lịch”, sáng ngày 19/10/2022, toàn thể các bạn sinh viên QH2020 cùng các giảng viên trong Tổ Tiếng Pháp chuyên ngành đã tham gia buổi tọa đàm “Định hướng các nghề trong ngành du lịch”.

Tại buổi tọa đàm, các bạn sinh viên và các thầy cô  rất vinh dự được đón tiếp hai chuyên gia về du lịch: ông Pierre PUICHAUD – Cố vấn các dự án du lịch bền vững tại Việt Nam và ông Vũ Văn Tuyên – Tổng giám đốc công ty lữ hành Travelogy – Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch cộng đồng Việt Nam. Cùng đồng hành với hoạt động trải nghiệm của sinh viên QH2020 còn có cô Đàm Minh Thủy – Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, cô Đặng Thị Thanh Thuý – Phó trưởng khoa, cô Nguyễn Thu Hà – Tổ trưởng Tổ Tiếng Pháp chuyên ngành cùng các thầy cô khác trong khoa.

Picture2Mở đầu chương trình, cô Nguyễn Thu Hà giới thiệu 2 diễn giả của buổi toạ đàm là ông Vũ Văn Tuyên và ông Pierre PUICHAUD.

Picture3Picture4Tiếp đó, ông Vũ Văn Tuyên đã giới thiệu tiềm năng của ngành du lịch đến với các bạn sinh viên. Ông chia sẻ : du lịch là ngành công nghiệp không khói và phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vừa làm du lịch nhưng không làm ảnh hưởng hoặc gây hại đến môi trường tự nhiên không chỉ là trách nhiệm của những người dẫn tour, người dân bản địa mà đó còn là ý thức giữ gìn của cả những khách du lịch với các tài nguyên thiên nhiên cũng như các danh lam thắng cảnh sẵn có.

Ngoài ra, trong thời đại ngày nay, biết ngoại ngữ giúp chúng ta có cơ hội tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn, bởi trong mắt các nhà tuyển dụng, năng lực ngoại ngữ được xem là một lợi thế. Một điều thiết yếu nữa khi làm trong ngành du lịch là cần đến sự năng động, sáng tạo và biết xử lý linh hoạt các tình huống. Để làm việc tốt trong ngành du lịch, học tiếng Pháp thành thạo thôi là chưa đủ mà các bạn sinh viên cần biết cách sử dụng ngôn ngữ Pháp sao cho đẹp.

Picture5

Picture6Tiếp đó ông chia sẻ để trở thành một người hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp thì cần có một số phẩm chất sau: Nguyên tắc đúng giờ được đặt lên hàng đầu vì đối với một người hướng dẫn viên đúng giờ là sớm hơn từ 15p đến 30p để có thể chuẩn bị tốt nhất cho tour du lịch. Tiếp theo là luôn làm chủ ngôn ngữ sử dụng trong công việc, tức cần có vốn hiểu biết nhất định về văn hoá địa phương của nơi mình dẫn khách tới tham quan, đó có thể là lịch sử của làng, một số điển tích, điển cố hoặc có thể là những món ăn truyền thống … Một phẩm chất vô cùng quan trọng nữa đó là luôn bình tĩnh và linh hoạt để xử lý vấn đề phát sinh của bản thân người dẫn tour hoặc của những người khách du lịch. Một số trường hợp có thể xảy ra như khách du lịch bị lạc hoặc hướng dẫn viên thiếu hiểu biết về một vùng kiến thức văn hoá.

Sự tương tác giữa các sinh viên và diễn giả khiến cho buổi tọa đàm trở nên sôi nổi hơn. Ông đã đưa ra một số tình huống để thử thách và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn sinh viên. Thêm vào đó, ông cũng dành thời gian dành cho hỏi – đáp để giải thích những vấn đề mà các bạn quan tâm hoặc chưa tìm được lời giải đáp.

Picture7Tiếp theo là phần chia sẻ của ông Pierre PUICHAUD . Ông bày tỏ niềm đam mê với đất nước và con người Việt Nam cũng như lý do ông ở lại Việt Nam. Trong mắt ông, người Việt Nam là những người rất thân thiện, hiếu khách.

Picture8Ông nêu lên những phẩm chất, kỹ năng cần có để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Thực tế thì du lịch bền vững luôn phải đối mặt với vô số những thách thức đối: về kinh tế, mặt pháp lý, về đạo đức, về văn hóa. Dù khó khăn là vậy nhưng cũng có rất nhiều cơ hội để phát triển tiềm năng của du lịch bền vững: Nhà điều hành tour có trách nhiệm, khách hàng chấp nhận từ bỏ sự thoải mái, sử dụng tối đa nguồn tài nguyên địa phương, bảo vệ nền văn hóa và tự nhiên của khu vực mình đến thăm.

Picture9Một trong những chi tiết ý nghĩa không thể không nói đến chính là lời động viên, khích lệ các sinh viên. Ông Pierre PUICHAUD khuyên các bạn hãy chọn ngành nghề mình yêu thích, làm công việc của mình hàng ngày và yêu những gì mình làm.

Tiếp tục buổi tọa đàm là hoạt động trải nghiệm. Đại diện sinh viên, bạn Đỗ Hương Giang lớp 19F6 thực hành dẫn tour, đưa khán giả đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Picture10Sau phần trình bày, ông Vũ Văn Tuyên đã dành những lời khen, đồng thời đưa ra những góp ý, chỉnh sửa để Hương Giang hoàn thiện hơn nữa phần trình bày và các bạn sinh viên cũng được học hỏi nhiều hơn những kỹ năng dẫn khách tham quan thông qua một ví dụ thực tế. Sau đó ông nhấn mạnh lại đối với một người hướng dẫn viên du lịch thì niềm đam mê, hứng thú với công việc này là điều tất yếu và một chút hài hước để thu hút người tham quan vào câu chuyện của mình. Dẫn tour không chỉ là để giới thiệu về điểm đến mà phải biến điểm đến thành câu chuyện do mình tạo ra để có thể để lại ấn tượng với du khách quốc tế.

Picture12Dù buổi tọa đàm đã kết thúc nhưng những lời chia sẻ của ông Tuyên và ông Pierre PUICHAUD sẽ là những lời khuyên bổ ích, lý thú giúp cho các bạn sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp ngành du lịch. Một lần nữa chúng em xin cảm ơn các diễn giả đã dành thời gian quý báu, sự quan tâm tới Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp nói chung và các sinh viên QH2020 nói riêng. Hi vọng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp sẽ tiếp tục tạo điều kiện để chúng em tiếp tục được tham gia vào các hoạt động học tập trải nghiệm bổ ích khác.

Picture1Đỗ Nhật Ánh, Vũ Thị Hiền, Nguyễn Ngọc Trân – Sinh viên lớp 20F2

Bài viết liên quan
FacebookTwitterGoogle+Google Gmail