Tiếng Việt
French

Hội thảo quốc tế “Điền dã Ngôn ngữ học phương pháp và lý thuyết”

Ngày 27 tháng 9 năm 2024, nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học UNC2025”, tại hội trường Vũ Đình Liên, Khoa NN&VH Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ-ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Điền dã ngôn ngữ học: Phương pháp và lý thuyết”.
z5873347298705_6e9c8ba1d723394bc17aa54c8a116c91
Sự kiện diễn ra nhằm trao đổi, thảo luận về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu điền dã trong lĩnh vực Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học xã hội. Đồng thời, hội thảo còn mang đến cơ hội gợi mở những nghiên cứu mới về Ngôn ngữ học trong bối cảnh hiện nay. Hội thảo diễn ra dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, được dịch đồng thời trong ba ngôn ngữ Việt – Pháp – Anh.z5873347246010_b99e173ea84f4b8b47bc5c46a34da320 z5873347298881_07863c672afea900620349a22efced54Về phía diễn giả, buổi hội thảo có sự hiện diện của các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh đến từ nhiều quốc gia. Về phía Trường Đại học Ngoại Ngữ có sự tham dự của PGS.TS Lâm Quang Đông, phó Hiệu Trưởng; các chuyên viên phòng Khoa học Công nghệ, Ban chủ nhiệm Khoa NN&VH Pháp, các giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy và quốc tế học các khoa đào tạo và bộ môn; học viên Khoa sau đại học, Nghiên cứu sinh và cán bộ, sinh viên quan tâm.
z5873347352932_19c78d13f4a1392ca0d293640b3421ca
Trong phát biểu khai mạc, sau lời chào nồng nhiệt và lời cảm ơn sự tham gia của các đại biểu, khách mời, PGS.TS Lâm Quang Đông khẳng định trong hơn nửa thế kỉ vừa qua chúng ta đã và đang liên tục mở rộng ranh giới góc nhìn về ngôn ngữ học được thể hiện qua sự ra đời của các phân ngành ngôn ngữ học: ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học chức năng… Đây là một cách tiếp cận mang tính dân tộc, xã hội học đối với các phức thể, phức hợp trong cuộc sống.
z5873347352930_e12a03dfafe3cedd9ef9a05ed97d1be7
Trong bài báo cáo phiên toàn thể “Cách tiếp cận Ngôn ngữ học xã hội dân tộc theo tư duy phức hợp”, Giáo sư Philippe Blanchet đã nhấn mạnh khung nhận thức luận qua việc đề cập đến “tính phức hợp”. Diễn giả đã mô tả sự cần thiết của tri thức luận; tính siêu biến động của ngôn ngữ, của thực tế sử dụng ngôn ngữ và các biểu trưng; các yếu tố xã hội đa dạng; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Giáo sư cũng đã chia sẻ về nguyên lí và phương pháp của tính phức hợp. Sau khi đưa ra khung lí thuyết “Tiếp cận ngôn ngữ học xã hội là thế nào?”, diễn giả tiếp tục khẳng định các nguyên lí cốt lõi về phương pháp này.
z5873347298789_182a5cea04453b1c5816526193af3570
Kết thúc phiên toàn thể, hội thảo tiếp tục với bản báo cáo của 2 tiểu ban song song. Tiểu ban 1 với sự tham gia của Giáo sư Nguyễn Văn Khang- Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ và Đời Sống; cùng Giáo sư Sabine Stoll; Tiến sĩ Dagmar Jung; NCS. Miranda Dickerman thuộc Trường Đại học Zürich, Thụy Sĩ và Tiểu ban 2: Giáo sư Balthasar Bickel; Giáo sư John Mansfield; NCS. Natalia Mozorova đến từ Trường Đại học Zürich, Thụy Sĩ.
IMG_0151
Trong bản báo cáo đầu tiên, GS.Nguyễn Văn Khang đã nêu một số vấn đề trong thực tiễn điền dã tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Bên cạnh đó, GS.Balthasar Bickel ở Tiểu ban 2 đề cập tới nội dung mở rộng giới hạn ngành. Đến với bản báo cáo thứ 2, GS.Sabine Stoll- Tiểu ban 1 thể hiện nội dung “Tiếp cận so sánh với Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất” , song song là Giáo sư John Mansfield- Tiểu ban 2 với nội dung “Phân bố phương tiện phân tách từ vựng bởi các lớp danh từ theo khu vực và phả hệ”. Trong bản báo cáo thứ 3, Tiến sĩ Dagmar Jung- Tiểu ban 1 trình bày về “Cách tiếp cận đối với việc lựa chọn người tham gia, tư vấn và cộng tác”. Ở lượt báo cáo thứ 4, NCS. Miranda Dickerman- Tiểu ban 1 chia sẻ “Phương pháp điền dã và vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ngôn ngữ ở miền Bắc Việt Nam” và NCS. Natalia Mozorova- Tiểu ban 2 đưa ra quan điểm “Giảm thiểu nhiễu biến trong điền dã xuyên văn hóa”.
z5873347245903_e14c15301e655b7b6e0c9c9f26512ea7
Phần thảo luận sau nội dung chương trình diễn ra sôi nổi, mang lại những quan điểm ý nghĩa và giải pháp hiệu quả.
Buổi hội thảo quốc tế “Điền dã Ngôn ngữ học phương pháp và lý thuyết” không chỉ là sự kiện trao đổi học thuật mà còn là nơi gắn kết giữa các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước quan tâm đến phương pháp và lý thuyết điền dã ngôn ngữ học. Đây chắc chắn sẽ là sự kiện bổ ích, đáng nhớ của Khoa tiếng Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ-ĐHQGHN và cả cộng đồng Pháp ngữ tại Việt Nam.
z5873347352874_7d0b861838b5b77d9c8e1abc54364ced
Lê Ngọc Linh/Ban Truyền thông khoa Pháp
Bài viết liên quan
FacebookTwitterGoogle+Google Gmail