Tiếng Việt
French

Tọa đàm: Đêm ý tưởng 2018 | La Nuit des idées 2018

Tọa đàm | Table-ronde

La Nuit des idées 2018
L’imagination au pouvoir : la place de la créativité dans la société

Đêm ý tưởng 2018
Khi tưởng tượng lên ngôi: vị trí của hoạt động sáng tạo trong xã hội

25.01.2018 – 17h00
Auditorium de L’Espace | Hội trường L’Espace
Entrée libre | Vào cửa tự do
Traduction simultanée | Dịch song song Pháp – Việt 

Intervenants:
M. Alain Patrick Olivier, Professeur de philosophie, Université de Nantes
M. Arnaud Mercier, Professeur de communication politique, Université Paris 2
M. Dang Hoang Giang, activiste social, auteur
Mme Pham Dieu Huong, artiste visuelle
M. Etienne Rolland-Piègue, Conseiller de coopération et d’action culturelle, qui assurera l’animation

Diễn giả:
Giáo sư Alain Patrick Olivier, bộ môn triết học, Đại học Nantes
Giáo sư Arnaud Mercier, bộ môn truyền thông chính trị, Trường Đại học Paris 2
Tác giả Đặng Hoàng Giang, nhà hoạt động xã hội
Nghệ sĩ thị giác Phạm Diệu Hương
Ông Etienne Rolland-Piègue, Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa, ĐSQ Pháp, dẫn chương trình

L’imagination ? Est-ce à dire une régression dans l’irrationnel ? dans l’inorganisé ? l’absence d’une conception claire et précise du réel ? Ou l’irruption de nouvelles idées, un principe de créativité et de survie pour la société auquel il ne faut pas renoncer ? C’est une question qui revenait hier comme aujourd’hui à interroger la place de l’imagination dans l’ensemble de la société. En 1967, Guy Debord dans son essai critique, La société du spectacle (récemment traduit en vietnamien), décrivait et dénonçait un certain état des sociétés modernes en proie aux logiques de l’industrie culturelle et aux formes d’aliénation qui l’accompagne. A l’heure de la révolution numérique, le culte esthétique semble plus que jamais imprégner nos existences jusque dans ce qu’elles ont de plus intime, et vérifier à l’excès ce principe de la « société du spectacle » dont parlait Debord. Cela concerne aussi bien l’ensemble des activités, la conception même du capitalisme tardif tel que le décrit la sociologie : une forme d’esthétisation du monde qui donc fait débat. Bien entendu, cela implique de penser la place des productions artistiques et des activités culturelles dans nos sociétés, mais plus généralement le modèle même d’une conception « esthétique » de l’existence des individus et des collectifs. Car c’est bien, en définitive, un modèle de l’être humain, l’être humain que l’on souhaite cultiver, former et voir advenir, qui sous-tend ces représentations sociales, et la place de l’imagination que l’on entend inclure dans la définition de ce qu’il est et de ce qu’il fait.
Un débat destiné au grand public avec la participation des intellectuels français et vietnamiens de différents domaines (chercheur, professeur, blogueur, artiste, journaliste…) mettra en lumière la place de l’imagination dans l’ensemble de la société.

Tưởng tượng ư ? Đó phải chăng là sự thụt lùi trong phi lý ? trong sự vô tổ chức ? là việc thiếu vắng một quan niệm rõ ràng và cụ thể về cái có thực? Hay đó là sự tràn đến của dòng thác ý tưởng mới, một nguyên tắc sáng tạo và sống còn đối với xã hội mà chúng ta không được từ bỏ ? Đây chính là vấn đề mà từ xưa tới nay vẫn không ngừng trở lại, tự vấn về vị trí của tưởng tượng trong toàn xã hội. Quả vậy, cũng vào thời kỳ đó, Guy Debord viết một tiểu luận phê bình về « xã hội diễn cảnh » (tác phẩm mới được dịch sang tiếng Việt), tác phẩm miêu tả và làm rõ một tình trạng nào đó của các xã hội hiện đại, bị giày vò bởi những logic của công nghiệp văn hóa và những hình thái tha hóa đi kèm. Sự tôn thờ cái đẹp dường như chưa bao giờ lại ngấm sâu vào cuộc sống của chúng ta như ở thời đại kỹ thuật số, đến tận những nơi sâu kín nhất, và kiểm nghiệm lại một cách thái quá nguyên tắc « xã hội diễn cảnh » mà Debord từng đề cập. Điều này cũng liên quan đến tổng thể các hoạt động, thậm chí cả quan niệm về chủ nghĩa tư bản sau 1945 như miêu tả trong xã hội học : một hình thức mỹ học hóa thế giới, vốn là vấn đề gây tranh cãi. Dĩ nhiên chuyện đó bao hàm cả suy nghĩ về vị trí của các sản phẩm nghệ thuật và các hoạt động văn hóa trong xã hội chúng ta, nhưng tổng quát hơn là một kiểu quan niệm « thẩm mỹ » về sự tồn tại của các cá nhân và tập thể. Bởi lẽ rốt cuộc đó chính là một mẫu hình con người, mẫu hình con người mà chúng ta mong muốn vun trồng, đào tạo và thấy trưởng thành, đồng thời là cơ sở cho các biểu tượng xã hội và vị trí của tưởng tượng mà chúng ta muốn đưa vào trong khái niệm về việc con người đó là gì và con người đó làm gì.
Một buổi thảo luận dành cho công chúng với sự tham gia của những nhà trí thức Pháp và Việt Nam trong nhiều lĩnh vực (nhà nghiên cứu, giáo sư đại học, tác giả, nghệ sĩ, nhà báo…) sẽ tập trung làm nổi bật vị trí của tưởng tượng trong toàn xã hội.

Bài viết liên quan
FacebookTwitterGoogle+Google Gmail